Ở Việt Nam Ngựa_thồ

Các giống ngựa nội ở Việt Nam nổi tiếng là có khả năng thồ hàng, đặc biệt là ở những vùng địa hình gồ ghề khúc khuỷu nơi các phương tiện cơ giới bằng bánh không đáp ứng được. Ở Việt Nam, ngựa thồ từ những giống ngựa nội là vật nuôi quen thuộc của người dân vùng cao, nhưng trong bối cảnh xe máy ngày càng rẻ, đường sá ngày càng được nâng cấp, nên ngựa ngày càng ít đi trên nhiều vùng sơn cước. Tuy nhiên, ở một số huyện của tỉnh Lào Cai như Bát Xát, Si Ma Cai, Mường Khương… những con ngựa dùng để cưỡi hoặc thồ hàng vẫn là hình ảnh rất thường gặp và hấp dẫn đối với du khách.[2].

Ngựa Việt Nam là giống ngựa mang đặc điểm thồ là chủ yếu, một phần sử dụng để kéo ở vùng núi, trung du và đồng bằng, chúng giỏi đi lại ở mọi địa hình núi cao, nhưng có tầm vóc nhỏ, ngoại hình chưa cân đối. Chúng có thể thồ hàng chừng 40–50 kg, kéo xe 400–500 kg, kéo tối đa 700 kg, sức giật khi kéo xe: 100 kg. Hiện nay có chừng 180.000 con ngựa các loại, 70% tập trung tại miền thượng và trung du Bắc Việt, dùng để kéo xe, thồ hàng và sử dụng trong quân vụ. Từ năm 1977, Việt Nam nhập nòi ngựa Cabardin của Liên Xô để lai giống với nòi ngựa cũ, vốn có vóc dáng nhỏ bé so với các loài ngựa khác trên thế giới.

Phú Yên

Từ trước nay, ngựa là phương tiện vận tải chính của người An Xuân, đây là giống ngựa Phú Yên nổi tiếng. Chỉ có ngựa mới thồ được hàng hóa, nông sản từ ruộng dưới thung, rẫy trên núi về nhà; hoặc băng qua những con đường lầy lội, trơn trợt, lởm chởm đá tảng, đá cuội mà xuống đồng bằng, về thị trấn Chí Thạnh để mua bán nông sản. Có thời, ở An Xuân, nhà nào cũng nuôi ngựa. Dân vùng này sống không thể thiếu ngựa được. Ngựa chính là cái chân, là cái xe của người An Xuân.

Dọc dài vùng bán sơn địa này, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ vẫn lặng lẽ cùng dân quê giao dịch quen thuộc một thuở ngựa xe qua núi, qua đèo một thời trấn biên Nam Trung Bộ. Dọc dài vùng bán sơn địa này, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ Dẫu có đường sá được xây dựng nhưng ngựa thồ vẫn tỏ ra đắc dụng trên những quãng đèo núi xa xôi cách trở.

Dọc dài vùng bán sơn địa Quán Cau, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ vẫn lặng lẽ cùng dân quê. Dẫu có đường sá được xây dựng nhưng ngựa thồ vẫn tỏ ra đắc dụng trên những quãng đèo núi xa xôi cách trở, với khoảng 500 con, vùng An Hiệp hiện có mật độ ngựa nuôi thuộc loại nhiều nhất miền Trung. Tiện lợi, nhanh gọn, chi phí rẻ hơn vận tải xe theo đường vòng, làng ngựa thồ mới tồn tại sung túc trước phong trào sắm xe tải khắp nơi[3].

Công việc của giống ngựa này là cùng chủ buổi sáng lên rẫy là phân bón, giống má, đồ ăn thức uống, rồi cả trẻ con theo trên lưng ngựa. Đoạn nào dễ đi thì người lớn cũng trên lưng ngựa, mấy đoạn dốc khó thì xuống dắt ngựa. Từ vùng này tắt lên phía tây Tuy An, Sơn Hòa đều phải dùng ngựa thồ nông sản. Tiện lợi, nhanh gọn, chi phí rẻ hơn vận tải xe theo đường vòng, làng ngựa thồ mới tồn tại sung túc trước phong trào sắm xe tải khắp nơi[3].

Khánh Hòa

Ở xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa có dòng họ nhiều đời nay đã chăm bẵm những vó ngựa để chở nước tới cho miền đất hàng trăm năm thiếu nước. Số lượng đàn ngựa ngày càng tăng, có thời điểm có trang trại lên tới 30 cá thể, trước đây trong gia đình chỉ có 2–3 con ngựa để phục vụ thồ hàng, vật liệu chở nước cho gia đình. Thời gian này việc nuôi ngựa có giá trị về nhiều mặt trong cuộc sống. Xuất phát từ nhu cầu kinh tế mà dần dà số lượng ngựa ngày càng tăng. Ngựa trong trại được mua từ rất nhiều nơi như Đà Lạt, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu và trong đó nhiều nhất là Đà Lạt vì nơi đây ngựa đa dạng về chủng loại bao gồm cả ngựa lai và ngựa cỏ (ngựa Đà Lạt) và ở duyên hải miền Trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng[4].

Chở hàng bằng ngựa tiết kiệm được nhiều chi phí. Mỗi chuyến chở hàng giá cả thấp, đường xa hàng nặng thì có thể hơn trăm nghìn đồng. Còn bình thường, khách hàng chỉ mất khoảng vài chục nghìn đồng. Cũng vì vậy mà đàn ngựa của gia đình không thiếu việc làm mặc dù người dân đã sắm nhiều động cơ hay xe máy để vận chuyển. Theo thời gian, nhiều phương tiện chuyên chở ra đời và thịnh hành, người dân không còn háo hức với việc dùng ngựa nữa. Vó ngựa cũng không còn nhộn nhịp trên đường quê như ngày nào. Tuy nhiên, xã Vạn Lương đến nay vẫn sống trong cảnh thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt. Do đó, trên những tuyến đường địa phương, tiếng vó ngựa lóc cóc thồ hàng, chở nước trở thành hình ảnh thân thương và quen thuộc[4].